Nhiều gạo, ít danh tiếng
Theo Bộ NN&PTNT, hàng năm Việt Nam sản xuất tới 45 triệu tấn lúa (tương đương 26-27 triệu tấn gạo), xuất khẩu từ 6-7 triệu tấn gạo, song thực tế những thương hiệu mang tên gạo ngon Việt Nam lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay và cũng chưa có đủ độ “phủ” trên phạm vi toàn cầu.
Báo cáo của Bộ NN&PTNT chỉ rõ điểm yếu của sản phẩm gạo ngon Việt Nam là sự thiếu đồng đều về chất lượng, chủ yếu phân loại theo tỷ lệ tấm như 5%, 10%, 15% và 25%. Gạo Việt Nam có lợi thế trên phân khúc thị trường gạo trắng, hạt dài, không có tên giống tại các nước như: Nam và Đông Nam Á, Trung Đông và các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh.
Khả năng tiếp cận và cạnh tranh với sản phẩm gạo Thái Lan tại các thị trường yêu cầu chất lượng cao, đặc biệt là gạo thơm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ… còn rất hạn chế. Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo ngon, trong đó 90% lượng xuất khẩu từ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Dự kiến, “Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” sẽ được triển khai trên cả nước, tập trung ưu tiên vùng ĐBSCL. Đề án sẽ cụ thể hóa các dự án ưu tiên nhằm phát triển thương hiệu gạo Việt Nam ở 3 cấp độ: Quốc gia, vùng/địa phương và doanh nghiệp/sản phẩm.
Thương hiệu quốc gia gạo ngon Việt Nam được xây dựng và thể hiện qua việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận trên cơ sở được xác định bởi một hệ thống các tiêu chí về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, về giống lúa, về quy trình sản xuất, chế biến, về an toàn thực phẩm (ATTP)…; thương hiệu vùng được xây dựng trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu chứng nhận hoặc hình thức khác đối với các sản phẩm đặc trưng của vùng; thương hiệu địa phương chỉ xây dựng đối với các sản phẩm gạo đặc sản, đặc trưng cho điều kiện sản xuất của địa phương theo hình thức đăng ký: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể…
Không chỉ hô là có thương hiệu
Đánh giá về việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo ngon Việt Nam, GS-TS Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng hiện tại chúng ta đang có sẵn lợi thế là giống và nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng phải xác định được giống để làm, cụ thể cần tập trung vào làm 1-2 giống cao sản, đặc sản với tiêu chuẩn là dấu đồng dòng, nguyên chủng không được lẫn tạp.
“Campuchia họ được WB hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nên đã xây dựng được thương hiệu gạo thơm nổi tiếng để xuất khẩu, thậm chí còn hơn cả gạo Thái Lan, trong khi Việt Nam đến nay vẫn chưa có thương hiệu nào. Chúng ta cứ chạy theo cách bán hàng cho thương lái mãi sẽ không thay đổi được gì, mà cần phải có thương hiệu ổn định”- GS-TS Võ Tòng Xuân nói.
Ông Xuân cũng đề xuất trong tương lai để có thương hiệu thực sự, chúng ta phải có được vùng nguyên liệu ổn định, từ đó trồng lúa theo quy chuẩn an toàn VietGAP. Theo ông Xuân, với việc chúng ta đã có sẵn giống, đất, nông dân thì chỉ cần tổ chức lại sản xuất là có thể xây dựng được thương hiệu trong vòng 2 năm, chứ không cần đến năm 2020.
Theo đề án, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu, đến năm 2030, gạo ngon Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, ATTP. Phấn đấu đến năm 2030, đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản. Tuy nhiên, TS Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng cũng như các sản phẩm nông sản khác việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là cần thiết.
“Muốn có thương hiệu gạo ngon, trong quá trình đi xúc tiến thương mại ở các thị trường khó tính như Trung Đông, Bắc Mỹ, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem họ ăn cái gì, cần cái gì, rồi từ đó mới làm thương hiệu để bán cho họ. Mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn lại xem trong nước đang có gì. Nếu đã có thương hiệu, thì phải gắn với số lượng lớn, đủ nhiều theo tiêu chuẩn và phải làm theo chuỗi doanh nghiệp đặt hàng nông dân, nông dân bán lại và rồi doanh nghiệp lại đi chào hàng”- TS Bảnh phân tích.
Ông Bảnh cũng nêu ví dụ cụ thể về cách làm thương hiệu của ông Võ Minh Khải- Giám đốc Công ty Viễn Phú, khi ông này đã tổ chức sản xuất gạo hữu cơ và gạo dược liệu (hơn 300ha) được cả Mỹ và EU chứng nhận. Giá bán mỗi tấn gạo như thế lên tới 3.000-5.000USD. Sở dĩ có giá cao như vậy là do nhu cầu thị trường đang rất cần những loại gạo sạch, chưa kể lại có công dụng làm dược liệu.
Chốt lại vấn đề, TS Bảnh cho rằng để làm thương hiệu gạo ngon Việt Nam phải bài bản, làm xong rồi cũng phải có kế hoạch bảo vệ thương hiệu, bởi nếu chúng ta không làm thực chất, từ năm 2016 khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, rất có thể các thương hiệu gạo khác sẽ tràn ngập trên các siêu thị và chợ nước ta, nên không phải cứ hô hào thương hiệu, thương hiệu mà có ngay được.